Cách xử lý tròng kính cận dày cho người bị cận độ cao. Đeo một cặp kính cận dày cộm là điều không ai mong muốn. Nhưng người bị cận độ cao nếu muốn nhìn rõ liệu còn giải pháp nào khác? Có cách nào làm mỏng tròng kính cận cho người bị cận độ cao.
Xu hướng sử dụng tròng kính cận mỏng năm 2019
Kính cận mỏng ngày nay đã trở nên quen thuộc hơn với mọi người. Nhiều người lựa chọn kính cận mỏng vì những lợi ích thiết thực nó mang lại.
Việc sử dụng các loại vật liệu chiết suất cao để làm kính ngày càng được ủng hộ. Với khả năng khúc xạ ánh sáng tốt, những loại vật liệu này sẽ giúp tròng kính mỏng hơn. Nhờ đó có thể khắc phục các nhược điểm của tròng kính cận cho người có độ cận cao.
Sử dụng kính cận mỏng và nhẹ hơn nên mang đến cảm giác dễ chịu cho người đeo kính. Đeo kính nhẹ và thoải mái như khi không đeo vậy. Thị lực của mắt cũng được đảm bảo hơn với hình ảnh chân thực và rõ nét. Bên cạnh đó, thiết kế tròng kính và gọng rất thời trang. Rất phù hợp cho các bạn trẻ sử dụng như cặp kính thời trang phụ kiện.
Người bị cận 5 độ, 10 độ đều có thể làm kính cận mỏng. Thị lực người đeo cũng được đảm bảo với độ trong suốt và chân thực cao của kính. Có thể nói, kính cận mỏng là loại kính được tối ưu nhất cho người bị cận thị. Được ứng dụng công nghệ cao, tròng kính cận mỏng mang đến thị lực hoàn hảo cho đôi mắt cận.
Cách xử lý tròng kính cận dày cho người bị cận độ cao
Các loại tròng kính cận cũ đều được làm từ nhựa hay thủy tinh. Đây là những loại vật liệu có chiết suất thấp, khả năng khúc xạ ánh sáng không tốt. Do đó mà để đáp ứng thị lực cho mắt cận độ cao đều cần nhiều nguyên liệu hơn. Tròng kính trở nên nặng nề và đeo kính thêm phần khó chịu. Đương nhiên, người bị cận cũng có thể biến tròng kính cận dày đang dùng thành tròng kính mỏng.
Trước tiên hãy kiểm tra độ cận của mắt và độ chiết suất của tròng kính đang dùng. Để làm kính cận mỏng, tròng kính cần được làm bởi vật liệu chiết suất cao. Các độ cận trên 5 độ nên lựa chọn tròng kính chiết suất cao từ 1,64, 1.67, 1.74. Độ cận càng cao thì càng cần chiết suất lớn.
Còn với độ cận nhỏ hơn thì có thể sử dụng tròng kính thường. Nhưng nếu kính cận vẫn nặng nề và gây khó chịu, có thể thay đổi gọng kính. Nên sử dụng gọng kính nhựa hoặc kim loại nhẹ, mảnh để giảm trọng lượng kính. Hoặc nếu có nhu cầu cũng có thể tham khảo tròng kính cận chiết suất cao.