Triệu chứng cận thị ở trẻ em có nhiều dấu hiệu khác nhau. Chỉ cần bố mẹ chú tâm đến con một chút là sẽ nhận ra con có bị cận hay không. Khi phát hiện con bị cận sớm sẽ giúp bố mẹ có hướng điều trị kịp thời cho bé.
Vậy những dấu hiệu nào chứng tỏ bé đã bị cận thị? Mời các bạn theo dõi nội dung sau đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Trẻ thường xuyên dụi mắt
Trước kia, nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em có thể do: di truyền, cận thị học đường… Hiện nay, có thêm một nguyên nhân khác chính là do tiếp xúc thường xuyên với thiết bị điện tử.
Bố mẹ thấy con hay dụi mắt bất kể đang học, đang đọc sách hay đang vui chơi… Điều đó có nghĩa là bé không nhìn rõ hoặc con bị nhức mắt. Khi đó, bố mẹ hãy đưa bé đi khám sớm để xem con có bị tật khúc xạ hay không.
Bé bị nhạy cảm với ánh sáng
Cận thị có triệu chứng gì? Chỉ cần thấy bé có biểu hiện sợ ánh sáng thì cam đoan hơn 90% là bé đã bị cận. Đây là biểu hiện bị cận phổ biến nhất, rất dễ nhận ra khi thường xuyên chú ý đến bé.
Mỏi mắt khi xem tivi, điện thoại hoặc máy tính
Khi bé chơi điện thoại hay xem tivi, máy tính quá lâu thì chắc chắn mắt sẽ bị nhức mỏi. Lúc này bố mẹ hãy nhắc con nên dừng lại và nghỉ giải lao mắt một chút. Tuy nhiên, nếu việc này lặp lại nhiều lần, bé không giảm bớt cảm giác nhức mỏi… Thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo triệu chứng cận thị ở trẻ em.
Cách tốt nhất trong trường hợp này là đưa bé đi bệnh viện để kiểm tra thị lực của bé. Nếu con bị cận, hãy nhờ chuyên gia tư vấn kính cận phù hợp để bé không tăng độ cận.
Trẻ nheo mắt hoặc nhắm một mắt khi đọc chữ
Khi bé bị cận thị thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự đồng bộ khi hoạt động của mắt. Lúc này con sẽ thấy khó khăn trong việc nhìn và đọc chữ. Để nhìn rõ hơn, bé sẽ nheo mắt hoặc thậm chí là nhắm một mắt khi đọc.
Các triệu chứng cận thị trên đa phần xuất hiện ở các bé trong độ tuổi đi học. Số liệu thống kê cho thấy trung bình cứ 10 học sinh thì có đến 6 – 7 bé đeo kính.
Vậy nên, không chỉ bố mẹ mà các giáo viên cũng nên chú ý quan sát bé thường xuyên. Nếu phát hiện con có dấu hiệu bất thường như: nhắm một mắt khi đọc sách, nheo mắt nghiêng đầu khi nhìn bảng… Khi đó, hãy đưa bé đi kiểm tra thị lực và điều chuyển chỗ ngồi gần bảng hơn cho con.
Một số dấu hiệu nhận biết bé bị cận
Ngoài những triệu chứng bệnh cận thị như trên thì vẫn còn một vài dấu hiệu khác. Bé lười tham gia hoạt động liên quan đến thị lực, trẻ không nhìn rõ vật cách đó một vài mét… Hoặc bé dần dần xuất hiện các biểu hiện nhức đầu, chảy nước mắt, đau mỏi mắt…
Phát hiện những điểm bất thường trên thì bố mẹ đừng chần chừ mà hãy đưa con đi khám ngay! Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn cho con những thói quen tốt cho mắt. Chẳng hạn như ngồi đúng tư thế, học ở nơi có đủ ánh sáng, thường xuyên thư giãn mắt…
Đặc biệt, ngoài chế độ sinh hoạt khoa học thì dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Bất kể bé bị triệu chứng cận thị học đường hay do nguyên nhân khác… Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hồi phục thị lực của bé. Bạn nên cung cấp cho con đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho bé. Đặc biệt, hãy ưu tiên những loại thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như kẽm, vitamin A…
Nếu bạn nghi ngờ con bị mắt tật cận thị thì hãy kiểm tra thị lực của bé sớm. Còn không thì cũng hãy duy trì thói quen khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
Chăm sóc thị lực cho bé ngay hôm nay để phòng tránh cận thị càng sớm càng tốt nhé!