Cận thị có nên đeo kính không-có chữa khỏi cận được không? Giải pháp được nhiều người sử dụng nhất để khắc phục tật cận thị đó là sử dụng kính cận. Nhưng có nhiều người không thích đeo kính vì cảm thấy kính cận rất vướng víu.
Cận thị có nên đeo kính không-có chữa khỏi cận được không?
Cận thị có nên đeo kính hay không? Liệu có cách nào khác để chữa tật cận thị không là câu hỏi của nhiều người bị cận thị.
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Người bị cận thị nhìn rõ khi vật gần mắt và nhìn mờ khi vật xa mắt. Ai cũng có nguy cơ bị cận thị, nhất là học sinh, sinh viên, người làm văn phòng.
Người cận thị nhìn xa rõ khi được chỉnh kính phân kỳ, hay còn gọi là kính cận thị. Kính gọng là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo số độ cận, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp, tiến triển cận thị sẽ chậm hơn.
Các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn bệnh nhân có nên đeo kính hay không. Hoặc là trong trường hợp nào cần sử dụng kính cận. Có nên đeo kính hay không cũng tùy thuộc vào sức khỏe mắt và nhu cầu của bệnh nhân. Người cận 1 độ, nhìn rõ trong tầm 3m, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì không cần đeo kính. Nhưng có người cận 1 độ nhưng không nhìn được xa, ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều. Nhất là với học sinh sinh viên cần phải nhìn vào bảng nhiều.
Có cách nào chữa khỏi cận thị?
Đeo kính cận là một cách phổ biến được ưa chuộng để khắc phục tật khúc xạ. Bên cạnh kính cận gọng thì chúng ta cũng có thể sử dụng kính áp tròng độ. Tuy nhiên khi sử dụng kính áp tròng thì nên chú ý vấn đề vệ sinh và bảo quản kính.
Đeo kính cận chỉ có thể điều chỉnh độ cận, giữ số độ ổn định và duy trì thị lực. Nếu thị lực kém đi và cần tăng độ kính cận thị có nghĩa là độ cận tăng lên. Cần điều chỉnh kính cận cho phù hợp với độ thực của mắt.
Với các độ cận thấp thì có thể luyện tập cho mắt, để mắt tự điều tiết. Nếu số độ ổn định có thể sẽ không cần đến kính cận vẫn giữ được thị lực. Nhưng nếu độ cận cao thì nên dựa vào kính cận để nhìn rõ, hoặc thực hiện phẫu thuật mắt. Ngày nay, công nghệ phẫu thuật rất hiện đại, có nhiều phương pháp phẫu thuật mắt. Người bị cận thị nếu không muốn đeo kính cận thì có thể tham khảo thêm.