Các độ cận của kính được cắt theo độ cận thực tế của người dùng. Do đó trước khi cắt kính cận, việc đầu tiên cần làm là khám mắt và xác định độ cận. Tùy vào mức độ cận nặng nhẹ, nhu cầu người dùng… Từ đó sẽ chọn được kính phù hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng với chi phí tiết kiệm nhất.
Vậy độ cận thị được tính như thế nào? Cận thị bao nhiêu độ là cận nặng? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay dưới đây. Xem ngay nhé!
Độ cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt phổ biến hiện nay. Người bị cận thị chỉ nhìn rõ được vật thể ở gần và gặp khó khăn khi nhìn xa. Độ cận càng cao thì khả năng nhìn càng bị hạn chế. Để khắc phục thì cách đơn giản nhất là dùng kính cận.
Khi cắt kính cận, bắt buộc phải khám mắt để xác định độ cận thị. Có thể tự đo độ cận của mắt hoặc dùng phần mềm đo thị lực. Tất nhiên, nếu tự đo thì kết quả chỉ mang tính tương đối, dễ bị sai độ cận. Vậy nên các bạn hãy đến các bệnh viện mắt, cửa hàng kính chuyên nghiệp để đo khám. Như vậy độ cận thị sẽ chính xác hơn, cắt kính đúng độ cận thị của mắt.
Trên kết quả đo mắt, diop là đơn vị đo độ cận, ký hiệu là D, đọc là đi – ốp. Diop chính là thước đo độ cong của thấu kính. Nếu kết quả ghi là –D có nghĩa là cận thị, +D là viễn thị. Ví dụ: nếu ghi -1D, -2D… thì khi cắt kính, các độ cận của kính là 1 độ, 2 độ.
Độ cận thị được tính như thế nào?
Nếu tìm kiếm cách tính độ cận thị trên Google, các bạn sẽ được hướng dẫn nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như: tự đo độ cận tại nhà, đo cận thị bằng phần mềm đo thị lực… Hoặc thậm chí là kiểm tra độ cận của mắt online.
Trong các cách này, cách dùng phần mềm đo đọ cận thị là chính xác nhất. Quy trình đo mắt cận được tiến hành qua 2 bước:
Bước 1 – Đo mắt bằng máy điện tử. Kỹ thuật viên phụ trách sẽ tiến hành đo nhiều lần để xác định mắt có bị cận hay không? Nếu có thì cận 1 độ, cận 2 độ, hay cận bao nhiêu độ. Sau đó sẽ có kết quả chẩn đoán chính xác độ cận của mắt.
Bước 2 – Đo mắt bằng lắp kính mẫu. Ở bước này, kỹ thuật viên sẽ lắp kính mẫu vào gọng kính đeo thử. Nếu người đeo cảm thấy thoải mái, tầm nhìn rõ ràng, không bị tình trạng: hoa mắt, đau đầu… Thì có nghĩa là kết quả đo mắt chính xác. Cuối cùng sẽ dựa vào kết quả này để cắt kính phù hợp.
Các độ cận của kính bao nhiêu được xem là nặng?
Theo tìm hiểu, hầu hết những người bị cận thị thường nằm trong khoảng 1,5 độ đến 6 độ. Đây là mức cận nhẹ và cận vừa. Nếu độ cận cao hơn thì được xem là cận nặng. Hiện nay, cận thị nặng có xu hướng ngày càng tăng và trê hóa về độ tuổi. Không ít các trường hợp bị cận trên 10 độ. Thậm chí cận rất nặng từ 20 độ – 25 độ đang là học sinh, sinh viên. Nếu bị cận vượt quá 50 độ thì có thể xem là mù. Bởi vì lúc này khả năng nhìn chỉ còn giới hạn trong khoảng cách 2cm mà thôi.
Khi chọn mua kính cận, ngoài việc phải chú ý đến công thức tính độ cận của mắt thì còn phải xét đến 2 yếu tố. Đó là:
- Thông số kỹ thuật được quyết định bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên đo mắt chỉ định. Tốt nhất là nên giữ lại đơn kính để theo dõi tình trạng mắt tăng hay giảm độ cận.
- Chọn gọng và tròng kính cận. Đối với gọng kính, hãy dựa vào đặc trưng khuôn mặt, sở thích để chọn kiểu dáng kính phù hợp. Đối với tròng kính cận, hãy cân nhắc chọn kính theo nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn như: kính cận đổi màu, kính râm cận, kính cận chống ánh sáng xanh…
Trên đây là một vài điều cần biết về “Các độ cận của kính và cận bao nhiêu độ là cận nặng?”. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Mắt kính Titan qua Hotline: 0902815245 và Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn chọn được sản phẩm tốt nhất.
Phong Linh