Bảng đo độ cận không phải một mà có nhiều bảng khác nhau. Mỗi một loại bảng sẽ có ưu điểm riêng và cách dùng khác nhau. Chưa kể, một số dạng bảng đo mắt được thiết kế để dùng trong những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như: trẻ em, người không biết chữ… chẳng hạn.
Vậy thị lực bao nhiêu độ là cận thị? Loại bảng đo thị lực nào được dùng phổ biến hiện nay? Xem bài viết dưới đây của BUTITAN để hiểu rõ hơn nhé!
Thị lực là gì? Thị lực bao nhiêu là bị cận?
Thị lực là gì? Có thể hiểu, thị lực là khả năng nhận biết và phân biệt rõ hai điểm riêng biệt ở gần nhau của mắt. Góc được tạo ra giữa hai điểm này được gọi là góc thị giác. Khi bước vào độ tuổi trưởng thành thì thị lực đạt ngưỡng cao nhất. Sau đó thị lực sẽ giảm dần theo thời gian.
Khi nhận thấy tầm nhìn bị hạn chế hoặc mắt có dấu hiệu bất ổn… Việc đầu tiên cần làm chính là khám thị lực. Bước này sẽ giúp đánh giá tổng quát chức năng của mắt, đường thần kinh thị giác và cơ chế thần kinh. Quy trình đo thị lực được thực hiện với từng mắt. Dựa vào kết quả kiểm tra sẽ có hướng điều chỉnh cụ thể.
Về cơ bản, kiểm tra thị lực được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc các chuyên gia khúc xạ. Nói cách khác, cách đo thị lực tại nhà sẽ không cho kết quả chính xác. Khi khám mắt, chúng ta sẽ nhìn lên bảng đo độ cận có 10 dòng chữ số. Tiếp đó sẽ được các bác sĩ hướng dẫn cách đọc bảng đo thị lực. Nếu bạn có thể đọc hết tất cả các chữ số đó thì có nghĩa là thị lực chính thị 10/10.
Ngược lại, nếu chỉ nhìn thấy 3/10 thì cho thấy mắt bạn kém, cần đeo kính. Với các trường hợp thị lực 6/10 hoặc 7/10 thì ước chừng mắt bị cận -0.5 độ. Lúc này, các bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết có nên đeo kính cận hay không? Hay nếu dùng kính cận thì nên chọn thế nào? Hãy chăm sóc mắt cẩn thận để tránh mắt tăng độ cận nhé!
Bảng đo độ cận loại nào được dùng phổ biến hiện nay?
Hiện tại, quy trình đo mắt cận tại bệnh viện hay cửa hàng kính đều dùng bảng đo thị lực. Vậy nên, nếu bạn tìm thấy những bài viết chia sẻ cách dùng: app đo độ cận hay cách đo độ cận bằng điện thoại… Đừng vội tin nhé! Tùy tiện áp dụng vừa không cho kết quả đúng lại vừa mất thời gian.
Theo tìm hiểu, tại nhiều bệnh viện, cửa hàng kính đang dùng các loại bảng đo độ cận dưới đây:
- Bảng đo độ cận chữ C được đặt cách vị trí người khám khoảng 5m. Trên bảng có in hình các vòng tròn vỡ nhìn giống chữ C. Các kẽ hở sẽ xoay theo nhiều hướng: lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải. Kích thước của những hình này sẽ thay đổi từ lớn đến nhỏ dần. Dạng bảng này phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em và người không biết chữ.
- Bảng đo thị lực Snellen có nhiều ký tự chia thành 11 hàng, kích thước chữ sẽ giảm dần. Cách đọc bảng đo mắt Snellen theo thứ từ từ trên xuống, từ trái sang phải. Tương tự bảng chữ C, chữ E – Bảng Snellen cũng được đặt cách người khám 5m.
- Bảng kiểm tra thị lực dạng hình in hình các loài động vật hoặc đồ vật. Kích thước hình nhỏ dần từ trên xuống. Vị trí bảng đo đặt cách vị trí người khám mắt khoảng 5m. Dạng bảng này được các tiệm kính sử dụng khi đo thị lực cho trẻ em.
Bao lâu nên kiểm tra thị lực một lần?
Kiểm tra độ cận của mắt online có cho kết quả đúng không nhỉ? Đáp án đương nhiên là KHÔNG. Nếu không thể áp dụng cách đo độ cận tại nhà… Thế thì chỉ còn cách phải tìm nơi có dịch vụ đo mắt. Vậy bao lâu nên đo mắt một lần?
Về cơ bản, các chuyên gia nhãn khoa nhấn mạnh nguyên tắc đo thị lực cho trẻ em và người lớn có sự khác biệt đôi chút. Cụ thể hơn:
- Trẻ em nên kiểm tra mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
- Người lớn nên đo khám mắt định kỳ 6 – 12 tháng/lần.
Có điều, mốc thời gian này chỉ dùng để tham khảo thôi nhé! Nếu bỗng nhiên mắt xuất hiện vấn đề, suy giảm thị lực đột ngột thì cần khám mắt ngay.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi “Bảng đo độ cận loại nào được dùng phổ biến hiện nay?”. Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh